Chuyên mục
Điều hòa multi Điều hòa trung tâm VRV VRF Lắp đặt điều hòa cho biệt thự Lắp đặt điều hòa cho căn hộ Máy lạnh chiller, điều hòa chiller Thiết bị FCU, AHU, PAU Thông gió làm mát nhà xưởng

Thông gió và cấp gió tươi là gì? mục đích của thông gió và cấp gió tươi?

Thông gió và cấp gió tươi có quan trọng không? Không khí mà chúng ta hít thở là thứ ta dùng nhiều nhất hàng ngày. Không khí mang đến sự sống cho con người, vì vậy không khí sạch có thể quan trọng hơn cả thực phẩm và nước uống của bạn.

Thông gió và cấp gió tươi là gì? Mục đích của thông gió và cấp gió tươi? Cấp bao nhiêu và cấp như thế nào? Có hướng dẫn tính toán theo tiêu chuẩn thông gió và cấp khí tươi của Việt Nam TCVN 5687 – 2010. Và chúng ta có thể tham khảo cách tính thông gió cấp khí tươi của Nhật Bản.

Thông gió và cấp khí tươi là gì? Mục đích của thông gió và cấp gió tươi?

Làm việc trong phòng kín con người có cảm giác mệt mỏi, ngột ngạt là do thiếu ô xy để thở. Làm việc trong môi trường không khí bẩn dễ gây các loại bệnh về đường hô hấp và tim mạch.

Nói riêng về O2 và CO2:

Con người luôn luôn hít khí O2 và thải CO2. Vì vậy, trong môi trường luôn luôn cần có đủ khí O2 thì con người mới cảm thấy đễ chịu. Ở một số công trình, việc thông gió và cấp khí tươi cho không gian sống không được quan tâm: Không gian kín, không có không khí tự nhiên trao đổi làm lượng O2 giảm dần, CO2 tăng lên. Vì vậy muốn đủ khí O2 cho con người trao đổi thì nhất thiết phải thải khí CO2 thừa ra ngoài và cấp một lượng khí tươi giàu O2 thay thế.

Vì vậy, thông gió và cấp khí tươi là việc thải loại bỏ không khí đã ô nhiễm từ trong không gian sinh hoạt ra ngoài và cấp lại không khí tươi mới giàu oxy và sạch từ bên ngoài trời vào bên trong không gian sinh hoạt.

Mụch đích của thông gió và cấp khí tươi là cải thiện chất lượng không khí thở, cung cấp không khí thở sạch cho con người trong không gian sinh hoạt của họ.

Sơ đồ mô tả việc thông gió và cấp khí tươi cho một ngôi nhà.
Sơ đồ mô tả việc thông gió và cấp khí tươi cho một ngôi nhà.

Cấp bao nhiêu và cấp như thế nào?

Sau đây là 1 bài toán yêu cầu tính toán lưu lượng gió tươi:

Ví dụ 1 : Tính toán lưu lượng cấp gió tươi theo TCVN. Phòng làm việc công sở có diện tích 30 m2 độ cao từ sàn đến trần là 2.8 m .Tính lưu lượng gió cấp gió tươi cho phòng làm việc.

Để giải bài toán này chúng ta cần tìm hiểu thêm

Có 2 phương pháp cấp gió tươi là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.

– Thông gió tự nhiên bằng lam gió hoặc ô thông gió,
– Thông gió cưỡng bức bằng sử dụng quạt hút gió thải và quạt cấp gió tươi.

Tính theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-2010

Theo TCVN 5687 – 2010 tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế điều hòa không khí và thông gió thì đã quy định rất rõ ràng với từng loại công trình dân dụng, thương mại, công nghiệp, chi tiết từng khu vực công năng của công trình xây dựng.

TT Tên phòng Diệntích, m2/người Lượng không khí ngoài yêu cu Ghi chú
m3/h.người m3/h.m2
1 2 3 4 5 6
1 Khách sạn, nhà nghỉ
Phòng ngủ 10 35 Không phụ thuộc diện tích phòng.
Phòng khách 5 35
Hành lang 3 25
Phòng hội thảo 2 30
Hội trường 1 25
Phòng làm việc 12-14 30
Sảnh đón tiếp 1,5 25
Phòng ngủ tập thể 5 25
Phòng tắm 40 Dùng khi cần, không thường xuyên.
2 Cửa hàng giặt khô 3 40
3 Nhà hàng ăn uống
Phòng ăn 1,4 30
Phòng cà phê, thức ăn nhanh 1 30
Quầy ba, cốc-tai 1 35 Cần lắp đặt thêm hệ thống hút khói.
Nhà bếp (nấu nướng) 5 25 Phải có hệ thống hút mùi. Tổng lượng không khí ngoài và gió thâm nhập từ các phòng kềbên phải đủ đảm bảo lưu lượng hút thải không dưới 27 m3/h.m2.
4 Nhà hát, rạp chiếu bóng
Phòng khán giả 0,7 25 Cần có thông gió đặc biệt để loại bỏ các ảnh hưởng của quá trình dàn dựng, ví dụ như khâu lửa khói, sương mùv..v…
Hành lang 0,7 20
Studio 1,5 25
Phòng bán vé 1,6 30
5 Cơ sở đào tạo, trường học
Phòng học 2 25
Phòng thí nghiệm (PTN) 3,3 35 Xem thêm quy định tại tài liệu của phòng thử nghiệm.
Phòng hội thảo, tập huấn 3,3 30
Thư viện 5 25
Hội trường 0,7 25
Phòng học nhạc, học hát 2 25
Hành lang 2
Phòng kho 9 Chỉhoạt động khi cần.
6 Bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng
Phòng bệnh nhân 10 40
Phòng khám bệnh 5 25
Phòng phẫu thuật 5 50
Phòng khám nghiệm tử thi 9 Không được lấy không khítuần hoàn từ đây cấp vào các phòng khác.
Phòng vật lý trị liệu 5 25
Phòng ăn 1 25
Phòng bảo vệ 2,5 25
7 Nhà thi đấu thể dục thể thao và giải trí
Khán đài thi đấu 0,7 25
Phòng thi đấu 1,4 35
Sân trượt băng trong nhà 9
Bể bơi trong nhà có khán giả 9 Có thể đòi hỏi lưu lượng không khí lớn hơn để khống chế độ ẩm.
Sàn khiêu vũ 1 40
Phòng bowling 1,4 40
8 Các không gian công cộng
Hành lang và phòng chứa đồ gia dụng 1
Dãy cửa hiệu buôn bán 5 4
Cửa hàng 20 1
Phòng nghỉ 1,5 25
Phòng hút thuốc 1,5 30 Phải hút thải khí, không tuần hoàn khí thải.
9 Các loại cửa hàng đặc biệt
Cửa hàng cắt tóc 4 25
Cửa hàng chăm sóc sắc đẹp 4 40
Cửa hàng quần áo, đồgỗ 5
Cửa hàng bán hoa 12 25
Siêu thị 12 25
10 Bến xe, Nhà ga
Phòng đợi tàu, xe 1 25
Sân ga (trong nhà) 1 25
11 Nhà hành chính – Công s
Phòng làm việc 8-10 25
Phòng hội thảo, Phòng hội đồng, Phòng họp ban GĐ 1 30
Phòng chờ 2 25
12 Nhà ở
Phòng ngủ 8-10 35
Phòng khách 8-10 30
CHÚTHÍCH: Diện tích m2/người ghi ở cột 3 là diện tích thực tế dành cho vị trí chiếm chỗ của người trong phòng.

Theo TCVN – 5687 – 2010. Mật độ người/ diện tích phòng làm việc là 8 – 10 m2 /người. Chọn mật độ phân bố là 9 m2/người .Số người có trong phòng là 3.33 người. Phòng làm việc thì lưu lượng gió tươi cấp cho 1 người là 25 m3/h. Vậy:
Lưu lượng cần thiết là : 3.33 x25 m3/h/người =83 m3/h (1).

Trong trường hợp với phòng làm việc 30m2 mà số người làm việc thực tế có thể nhiều hơn thì ta nên nhân 25 với số người làm việc thực tế thì sẽ ra lưu lượng gió tươi cần cấp.

 Trong trường hợp không có đủ cơ sở tính toán thì bạn có thể áp dụng tính lưu lượng gió tươi cấp vào bằng bội số tuần hoàn nhân với thể tích phòng như sau:

Loại phòng, công trình

Slần (bội số) trao đổi không khí (lần/h)

Công sở

6

Nhà ở, phòngngủ

2-3

Phòng ăn khách sạn, căng tin

10

Cửa hàng, siêu thị

6

Xínghiệp, nhà công nghiệp

6

Phòng học

8

Phòng thínghiệm

10-12

Thư viện

5-6

Bệnh viện

6-8

Nhà hát,rạp chiếu bóng

8

Sảnh, hành lang, cầu thang, lối ra**

4

Phòng tắm, phòng vệ sinh

10

Phòng bếp (thương nghiệp, ký túc xá, xí nghiệp)

20

Ga ra ôtô

6*

Trung tâm cứu hỏa

6

Phòng máy bơm cấp thoát nước

8

* Áp dụng đối với chiềucao phòng 2,5 m. Khi chiều cao phòng trên 2,5 m, phải tính theo tỷlệ tăng của chiều cao;

** Sảnh có diện tích dưới 10 m2 không đòi hỏi phải có thông gió cơ khí.

Đối với phòng trong tầng hầm, bộisố trao đổi không khí có thể tăng thêm từ 20 % đến 50 %.

Tham khảo cách tính thông gió và cấp khí tươi của người Nhật

Các bạn có thể tham khảo thêm cách tính thông gió của người Nhật theo bảng sau:

I: Dạng phòng II: Tần suất hoạt động cần thiết của quạt thông gió
I II I II
Khách sạn Sảnh khiêu vũ 8 Phòng ảnh Phòng tối 10
Sảnh tiệc 8 Trường học Phòng thí nghiệm 6
Bếp 15 Phòng bếp 15
Hành lang 5 Khán phòng 6
Nhà vệ sinh 5 Phòng tập thể dục 8
Phòng vệ sinh 10 Nhà vệ sinh 12
Buồng đốt 20 Thư viện 6
Giặt ủi 15 Phòng học 6
Bệnh viện Phòng chờ 10 Nhà hát Khán phòng 6
Phòng khám 6 Hành lang 6
Phòng bệnh 6 Phòng hút thuốc 12
Phòng tắm 5 Nhà vệ sinh 10
Văn phòng 6 Phòng chiếu phim 20
Nhà hàng 8 Phòng làm việc 6
Nhà bếp 15 Phòng tổng đài điện thoại 6
Nhà trưng bày 5 Nhà máy Phòng sơn 20
Nhà vệ sinh 10 Phòng máy và biến áp 20
Buồng đốt 10 Phòng điện 15
Giặt ủi 15 Văn phòng 6
Phòng phẫu thuật 15 Nhà hàng và quán bar Nhà hàng 6
Phòng khử trùng 12 Thư viện Phòng đọc sách 6
Phòng điều trị đặc biệt hoặc phòng hồi sức 10 Cao ốc văn phòng Văn phòng 6
Nhà vệ sinh công cộng 20 Phòng chờ 10
Nhà Bếp 15 Phòng họp 12
Phòng khách 6 Phòng trưng bày 10
Nhà vệ sinh 10

Và các bạn có thể tham khảo thêm một tiêu chuẩn thông gió của hãng MIA, thương hiệu đến từ Nhật Bản

Bảng tiêu chuẩn thông gió cấp gió tươi của hãng MIA Nhật Bản
Bảng tiêu chuẩn thông gió cấp gió tươi của hãng MIA Nhật Bản

Chúng tôi chuyên thi công lắp đặt các hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Quý khách có yêu cầu xin liên hệ điện thoại và Zalo 0886.033.804

error: Content is protected !!