Ở miền bắc và bắc trung bộ, nhiệt độ xuống thấp vào mùa thu và mùa đông. Nhiệt độ xuống thấp là nước hồ bơi lạnh nên ít khách hàng đi bơi. Các chủ hồ bơi có thể phải bỏ không 5-6 tháng liền, như vậy rất lãng phí và để lâu làm hồ bơi xuống cấp. Để khắc phục tình trạng này, nhiều chủ hồ bơi đã trang bị hệ thống bơm nhiệt nước nóng cho hồ bơi. Và mang đến một bể bơi 4 mùa đúng nghĩa để phục vụ khách hàng bơi quanh năm.
Để đầu tư hệ thống bơm nhiệt nước nóng cho hồ bơi với chi phí tối ưu nhất thì việc tính toán công suất sao cho đủ, phù hợp với hồ bơi là rất quan trọng.
Tính toán lượng nhiệt để cung cấp cho bể bơi 4 mùa
Giả sử ta tính năng lượng nhiệt cho bể bơi có thể tích nước 200m3
– Thể tích bể bơi ( V) : 200m3
– Nhiệt độ nước ban đầu ( trước khi làm nóng): 16 độ C
– Nhiệt độ nước nóng: 28 độ C, sau thời gian 24h chạy máy.
– Nhiệt độ chênh lệch (Delta T): 12 độ C
– Trọng lượng riêng của nước (d): 1000kg/m3
– Nhiệt dung riêng của nước (C) : 4,19 KJ/kg/độ
Vậy từ đó ta biết được nhiệt lượng cần cấp cho bể ban đầu:
Q = C x V x d x Delta T = 4,19 x 200 x 1000 x 12 = 10.056.000KJ
Coi hệ số tổn thất ra môi trường là 30%, thì nhiệt lượng toàn phần là:
Qtp = 1.3xQ = 13,072,800 KJ.
Yêu cầu nhiệt độ nước đạt sau 24 giờ, vậy công suất gia nhiệt là:
P= Qtp/(3600X24) = 151 KW.
Chọn bơm nhiệt nước nóng cho bể bơi:
Với công suất nhiệt 151 KW. Ta có thể chọn bơm nhiệt của hãng Sunrain, model YC-190TA1 (công suất của máy 160KW, hệ số COP 4.57, ở nhiệt độ không khí 12-15 độ C). Công suất điện của YC-190TA1 là 35KW.
– Số tiền chi phí cho hệ thống cấp nhiệt lần đầu với giá điện 2,666 đồng/Kwh: 35 x 24 x 2,666 = 2,239,440 đồng
- Cấp nhiệt cho bể bù lượng nhiệt thoát ra
– Nhiệt lượng bị thất thoát 30% do nhiệt lượng bị tỏa ra xung quanh:
– Trong mỗi giờ lượng điện để duy trì nhiệt độ của bể sẽ là: 35 X 0,3 x 2,666=27,993 (đồng) (tương ứng 20,154,960 đồng/ 1 tháng)
Tổng chi phí tiền điện cho bể bơi dùng bơm nhiệt trong 1 tháng có thể là 22 triệu đồng.
Tại sao chọn bơm nhiệt heatpump cho bể bơi?
So sánh với chi phí tiền điện gia nhiệt cho bể bơi 4 mùa nếu dùng điện trở:
- Cấp nhiệt lượng cho bể lần đầu (24 giờ)
– Công suất của hệ thống gia nhiệt điện trở là : 151 : 0,95 = 160 kwh (hiệu suất tỏa nhiệt của điện trở : 95%)
– Lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ của điện trở là: 160 KW
– Số tiền chi phí cho hệ thống cấp nhiệt lần đầu với giá điện 2,666 đồng/Kwh: 160 x 24 x 2,666 = 10,237,440 đồng
- Cấp nhiệt cho bể bù lượng nhiệt thoát ra
– Nhiệt lượng bị thất thoát 30% do nhiệt lượng bị tỏa ra xung quanh:
– Trong mỗi giờ lượng điện để duy trì nhiệt độ bể: 160 X 0,3 x 2,666=127,968 (đồng) (tương ứng 92,136,960 đồng/ tháng).
Vậy tổng chi phí tiền điện để làm nóng bể bơi dùng điện trở, 1 tháng có thể là 102 triệu đồng.
So sánh phương án dùng bơm nhiệt và dùng điện trở, thì chi phí tiền điện cho 1 bể bơi 4 mùa có chênh lệch 80 triệu đồng.
Tiết kiệm 80 triệu/ 1 tháng tiền điện cho bể bơi. Đây là con số đáng cân nhắc khi đầu tư hồ bơi kinh doanh phải không ạ? Có thể là câu trả lời cho việc chọn bơm nhiệt heatpump cho hồ bơi kinh doanh.